I. Giống và kỹ thuật giâm cành
1. Lựa chọn giống

Một số giống Hoa hồng hiện đang được trồng phổ biến trong các gia đinh và các nhà vườn là giống hoa hồng Ý, Pháp, hoa hồng đỏ Hà Lan, hồng Tỷ muội, vàng Titi, Trắng xanh, hồng Moon, vàng, đỏ, xanh ngọc…
>>> Điểm danh các loại hoa hồng dễ trồng cho người mới bắt đầu
2. Kỹ thuật giâm cành
Thời điểm giâm cành
- Miền Bắc và miền Nam: thời điểm nhân giống hoa hồng tốt nhất vào tháng 2 – tháng 4 và tháng 8 – tháng 10. Đây là khoảng thời gian tốt nhất giúp cho cành hồng ra rễ nhanh và tỷ lệ sống cao.
- Đà Lạt, những vùng có khí hậu mát mẻ: việc giâm cành hoa hồng có thể thực hiện suốt năm
Chuẩn bị giá thể

- Trộn tro trấu hoặc xơ dừa băm nhỏ với đất thịt nhẹ, tơi xốp với phân chuồng hoai hoặc phân bón hữu cơ khoáng Nhật Bản.
- Dùng kết hợp với phân chuồng hoai: tỷ lệ trộn là 3:1
- Kết hợp với phân hữu cơ tan chậm Nhật Bản: tỷ lệ: 3:1/2
- Trộn đều, đóng gói vào túi đen chuyên dùng để ươm cây con và trồng rau cây cảnh
Chọn cành giâm
- Cây hoa hồng dùng để giâm cành phải được chăm sóc kỹ theo đúng tiêu chuẩn phân bón vi sinh để đảm bảo giống tốt, khỏe, sạch sâu bệnh
- Cành hồng được nhân giống là cành đã ở độ trưởng thành, khỏe, mập mạp, thẳng và sạch sâu bệnh. Nên chọn cành hồng đã cho ra hoa từ lứa thứ hai
- Chọn mắt giâm: Loại mắt đang ngủ, bầu nú lên bằng hạt tấm. Khi ta giâm cành, mắt sẽ bắt đầu nảy mầm ngay. Cành hồng được giâm phát triển tốt thì khi đem trồng, cây sẽ sinh trưởng mạnh và cho hoa đẹp
- Cắt cành hồng để giâm từ đoạn giữa của cành, không lấy phần quá sát gốc hay ngọn. Đoạn hồng được giâm nên có từ 1 – 3 mắt, tuy nhiên 2 mắt là lựa chọn tối ưu.
- Ta sử dụng kéo cắt cành chuyên dụng, cắt vát 30 độ. Vết cắt phải dứt khoát, không bị dập nát hay bị tách vỏ. Giữ lại 2 hoặc 3 lá ở cuống lá mắt trên cùng

Kỹ thuật pha, nhúng thuốc kích rễ hoa hồng
- Hoa hồng là loại cây thân gỗ nên khó ra rễ khi giâm cành. Vì thế muốn cành giâm đạt tỷ lệ tốt và ra rễ nhanh, ta dùng thuốc kích gốc rễ vi sinh Empro.
- Sau khi cắt cành, đem nhúng vào dung dịch gốc rễ pha sẵn khoảng 15 – 20 phút. Sau đó cắm cành vào giá thể đã chuẩn bị sẵn. Giá thể có thể chứa trong bầu nilong hoặc khay nhựa tùy điều kiện.
- Cắm cành thẳng đứng, với độ sâu 1-1.5cm.
- Khoảng cách giữa các cành giâm từ 4 – 5 cm trong khay hoặc mỗi túi bầu chỉ cắm một cành
II. Cách giâm cành hoa hồng và kỹ thuật chăm sóc
1. Chuẩn bị đất
- Vệ sinh khu vực trồng sạch sẽ
- Sử dụng đất đã chuẩn bị ở trên cho vào chậu trồng
2. Kỹ thuật trồng cây hoa hồng
- Khoảng cách giữa các cây khoảng 20 – 30cm. Trồng cây đứng thẳng
- Khi trồng, tay trái giữ cây thẳng, tay phải vun đất nhẹ vào xung quanh gốc. Sau đó lấy tay ấn nhẹ giá thể cho cây thẳng đứng, không để cây bị đứt rễ.
- Giá thể trộn sẵn đã chứa phân chuồng ủ hoai hoặc phân hữu cơ khoáng Nhật Bản. Chúng là nguồn thuốc bổ bón lót giúp cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bạn chỉ cần tưới giữ ẩm cho đất. Nên dùng thuốc kích gốc rễ Empro tưới gốc 7 – 10 ngày/lần
3. Chăm sóc
- Sử dụng phân vi sinh để cây luôn đủ dinh dưỡng và cho hoa đẹp.
- Sử dụng phân bón hữu cơ tan chậm GreenBiora giúp cung cấp thành phần vi lượng để bổ sung dinh dưỡng cho cây hoa
- Cách bón
- Bón lót: sử dụng phân chuồng hoai, phân hữu cơ khoáng Nhật Bản
- Bón thúc: Sử dụng phân bón hữu cơ SMR01 kết hợp phân tan chậm Greenbiora giúp cung cấp tỉ lệ lân thích hợp cho giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa
- Cây hoa hồng có chu kỳ sinh trưởng nhiều năm. Bạn nên sử dụng bộ chế phẩm vi sinh Empro chăm hồng để bổ sung nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho cây
4. Kỹ thuật tưới nước
Sử dụng vòi xịt để tưới nước cho cây. Áp lực nước giúp xua đuổi côn trùng như nhện đỏ, bọ trĩ, nấm… đang cư trú trên cây
5. Bón phân cho hoa hồng
- Hoa hồng là loài cây ưa phân hữu cơ sinh học. Sau khi trồng 1 – 2 tháng, ta phải tưới phân định kì cho cây. Có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh đã nêu ở trên.
- Bón định kỳ để cung cấp dinh dưỡng và ngừa sâu bệnh hại cây.
6. Phòng trừ sâu bệnh trên hoa hồng
- Sâu: Cây hoa hồng có các loại sâu hại phổ biến như nhện đỏ, sâu xanh, rệp, rầy. Dùng thuốc trị sâu sinh học Empro hoặc các loại thuốc tự chế dân gian
- Bệnh: Các bệnh thường gặp trên cây hoa hồng như bệnh đốm đen, đốm vòng, mắt cua, thán thư, bệnh phấn trắng, gỉ sắt, mốc sương…
- Cách tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Sử dụng vi sinh trị sâu Empro pha 5ml/2 lít nước phun đẫm ướt thân cành, lá và gốc. Định kỳ 7 – 10 ngày/lần để phòng bệnh. Pha 10ml/2 lít nước, định kỳ 3 – 5 ngày để trừ bệnh
7. Cắt tỉa cây hoa hồng

Hoa hồng dễ trồng nhưng cũng nhiều sâu bệnh. Tiến hành cắt tỉa thường xuyên để cây luôn thông thoáng và đón nắng từ mọi hướng